Cách phê bình trẻ nhưng không làm hủy hoại lòng tự trọng của con

Cách phê bình trẻ nhưng không làm hủy hoại lòng tự trọng của con

Nuôi dạy con nên người là “công trình lớn lao” của cha mẹ. Trong hành trình ấy bên cạnh những niềm vui, hạnh phúc, cha mẹ khó tránh khỏi những điều không hài lòng khi con mắc lỗi và không nghe lời. Fansipan School sẽ chia sẻ tới quý phụ huynh cách phê bình trẻ như nào cho đúng. Cùng tìm hiểu ngay nhé!

Sự phê bình không phù hợp có thể ảnh hưởng thế nào đối với trẻ

Khi con mắc sai lầm sẽ rất cần đến sự thấu hiểu của cha mẹ. Nếu như ngay lúc đó cha mẹ phê bình thì không chỉ đẩy con ra xa, mà còn làm mất đi sự tin tưởng của trẻ đối với gia đình. Cách phê bình trẻ không phù hợp có thể khiến con tổn thương lòng tự trọng, thậm chí mặc cảm. Khi trẻ làm mắc lỗi thì có nên bị phê bình hay không? Trong cuộc sống, nếu cha mẹ dễ dàng bỏ qua những lỗi lầm của trẻ. Đồng thời, không tìm được phương pháp giáo dục đúng đắn có thể mang tới tác hại vô cùng lớn. 

lời phê bình không phù hợp ảnh hưởng như thế nào đối với trẻ
Lời phê bình không phù hợp ảnh hưởng như thế nào đối với trẻ

Khi con mắc sai lầm mà cha mẹ không điều chỉnh ngay, thì trẻ sẽ nghĩ rằng hành vi của mình là hợp lý. Do đó, nếu trẻ mắc lỗi lần đầu, cha mẹ nên kịp thời đưa ra lời phê bình phù hợp đối với sai lầm đó. Điều này, có thể giúp lỗi sai của trẻ được ngăn chặn kịp thời, ngăn ngừa những hành vi sai trái có thể mắc trong tương lai. Phê bình là một cách giáo dục nhưng cần phải lưu ý đến cách thức và kỹ thuật. Bởi chỉ những lời phê bình đúng đắn mới giúp trẻ phát triển một cách tốt nhất.

Mẹo giúp cha mẹ phê bình con nhưng không làm con mất tự tin

Giáo dục tốt sẽ đi cùng thưởng phạt rõ ràng. Nhiều phụ huynh băn khoăn rằng có nên kỷ luật và phê bình con cái hay không? Cha mẹ sợ con tổn thương và gây tâm lý không tốt đến con. Nhưng, những đứa trẻ ngoan đều sẽ là thành quả của một nền giáo dục đúng đắn. Trẻ có vấn đề thường là sản phẩm của những gia đình lựa chọn phương pháp giáo dục sai lầm. Vậy cách phê bình trẻ như thế nào cho đúng, để cố gắng thay đổi bản thân tốt hơn?

Hãy cho trẻ được giải thích

Cách phê bình trẻ đúng đắn là cho trẻ cơ hội dược giải thích
Cách phê bình trẻ đúng đắn là cho trẻ cơ hội dược giải thích

Cách nhìn nhận vấn đề của cha mẹ và con cái hoàn toàn khác nhau. Chính vì thế, thay vì kết tội con một cách vội vàng, phụ huynh hãy để con được giải thích. Mỗi khi con biện minh về hành động của mình cha mẹ nên đánh giá khách quan xem tại sao chúng lại làm như vậy.

Ngoài ra, khi con làm một việc gì không đúng, phụ huynh nên bình tĩnh để bắt đầu cuộc trò chuyện. Cha mẹ nên tập trung nhắc nhở con rằng con không phải là người xấu. Điều này sẽ khích lệ con suy nghĩ về hậu quả và hành vi trong tương lai. Không những thế, còn giúp con hiểu rằng cha mẹ biết trẻ có ý định tốt, bất chấp những sai lầm con có thể gây ra. Sau đó, có thể thêm từ ”nhưng” rồi bắt đầu giải thích về những tác động xấu nếu con hành động không đúng.

Không nhắc lại những lỗi mà con đã phạm phải trước đó

Không nhắc lại những lỗi lầm mà trẻ đã phạm phải trước đó
Không nhắc lại những lỗi lầm mà trẻ đã phạm phải trước đó

Khi phê bình trẻ, cha mẹ thường sẽ nhắc lại những lỗi sai con đã mắc từ trước. Cách phê bình trẻ này có thể làm tổn thương nặng nề tới lòng tự trọng của con. Do đó, phụ huynh nên nhắc nhở con về hành vi của mình, thay vì gợi lại những thiếu sót trước đó của con.

Không phê bình, kỷ luật trẻ nơi công cộng

Nhiều cha mẹ có thói quen không tốt hễ con làm gì sai sẽ lập tức phê bình, không quan tâm đến thời điểm, điều này là sai lầm, nếu cần phải kỷ luật trẻ hãy cố gắng kiềm chế cơn nóng giận. Khi cha mẹ phê bình con ở nơi công cộng sẽ làm cho trẻ cảm thấy mặc cảm với mọi người, dẫn tới sự lúng túng khi giao tiếp xã hội của con khi lớn, có thể sẽ oán hận cha mẹ vì hành động này.

Do đó, khi con có những hành động không đúng ở nơi công cộng, cha mẹ có thể dùng những biểu hiện để nhắc nhở con. Ngoài ra, cũng có thể nhẹ nhàng chỉ ra lỗi sai để trẻ nhận ra lỗi. Điều này không chỉ giúp con nhận thức được việc đúng sai, còn giúp con giữ được sự tự tin, ngoan ngoãn hơn.

Cách phê bình trẻ hiệu quả – Tôn trọng lòng tự trọng của con

Tôn trọng lòng tự trọng của con
Tôn trọng lòng tự trọng của con

Khi trẻ mắc một sai lầm thường sẽ thấp thỏm, sau khi bị phê bình thì càng thấy buồn bực hơn. Nếu tình trạng này kéo dài và thường xuyên lặp lại sẽ khiến tâm lý trẻ ảnh hưởng. Do đó, cha mẹ nên tôn trọng lòng tự trọng của con. Đồng thời, tạo tâm lý thoải mái cho con sau mỗi lần phê bình. 

Ngoài ra, cha mẹ nên dùng những cử chỉ thân mật như vỗ vai, mỉm cười hoặc ôm con vào lòng. Những hành động này sẽ khiến con cảm thấy rằng dù mắc lỗi nhưng cha mẹ vẫn luôn yêu thương mình. Nhờ đó, con sẽ không bị nhụt chí hay chán nản khi phạm sai lầm. Ngược lại, còn cảm thấy tự tin vào bản thân, lạc quan hơn trong cuộc sống.

Bên trên là những chia sẻ của Fansipan School về cách phê bình trẻ như nào cho đúng, nhưng vẫn không làm hủy hoại lòng tự trọng của con. Hi vọng với bài viết này cha mẹ sẽ bỏ túi thêm được những kinh nghiệm hữu ích trong quá trình nuôi dạy con cái tuyệt vời hơn.

Bài viết liên quan