Cùng Fansipan School tìm hiểu tâm lý học sinh Tiểu học

Tâm lý của con luôn là vấn đề các bậc phụ huynh quan tâm, kể từ khi bé biết nói, biết đi đến khi đi học. Nếu nắm bắt được tâm lý trẻ thì cha mẹ, thầy cô có thể thấu hiểu và đồng hành với con tốt hơn. Cùng Fansipan School tìm hiểu tâm lý học sinh Tiểu học cần chú ý những gì nhé!

Đặc điểm phổ biến về tâm lý học sinh tiểu học 

Trẻ Tiểu học nằm trong độ tuổi từ 6-11 tuổi. Trẻ lứa tuổi này có những đặc trưng riêng biệt về tâm lý so với những độ tuổi khác. Giai đoạn này vô cùng quan trọng cho quá trình phát triển tư duy và ổn định nhân cách trẻ. Ở tuổi này, trẻ dần tiếp cận với thế giới thông qua lý trí. Các con sẽ bắt đầu có những suy nghĩ và cách nhìn nhận của riêng mình, không còn hoàn toàn phụ thuộc bố mẹ nữa. Chắc chắn, con sẽ có những thay đổi về mặt cảm xúc và tâm lý riêng. Chính vì vậy, các bậc phụ huynh cần thấu hiểu và nắm bắt tốt tâm lý học sinh của trẻ. Đồng thời, đưa ra phương pháp dạy dỗ phù hợp nhất.

Tính cách của trẻ giai đoạn 6-11 tuổi

Tính cách trẻ trầm lặng, hướng nội hay sôi nổi và mạnh dạn…tính cách này được hình thành từ rất sớm. Tuy nhiên, tâm lý học sinh Tiểu học ở đặc điểm này chưa thực sự ổn định. Trẻ có thể thay đổi dưới sự tác động của môi trường giáo dục, gia đình và xã hội. Thông thường, với trẻ ở độ tuổi này có rất nhiều những đặc trưng tốt như: sự vui tươi, hồn nhiên, lòng vị tha, thích tìm tòi khám phá…Chính vì thế, phụ huynh nên tạo mọi điều kiện để trẻ được phát triển những điểm tích cực này.

Khám phá môi trường xung quanh

Các bé ở độ tuổi Tiểu học, tâm lý học sinh thường tò mò, hiếu động, thích khám phá thế giới xung quanh mình. Vì thế, phụ huynh có thể nắm bắt thời cơ này để hướng dẫn trẻ những kiến thức và kỹ năng mới. Điều này giúp con được tiếp thu tri thức cơ bản đúng đắn nhất, tạo nền tảng vững chắc cho con phát triển sau này.

Khám phá môi trường xung quanh
Khám phá môi trường xung quanh

Trẻ hay bắt chước và thích được khen

Tính hay bắt chước người lớn cũng là đặc trưng ở lứa tuổi này. Trẻ thường bắt chước hành vi và cử chỉ của những người xung quanh hoặc nhân vật trong phim mà bé thích. Hành động này có thể là “con dao hai lưỡi” với trẻ nếu không được hướng dẫn đúng cách. Bố mẹ cần chú ý để giúp trẻ được sống trong môi trường tích cực, có tấm gương tốt để con noi theo.

Đặc biệt, trẻ nhỏ rất thích nhận được sự khen ngợi và công nhận của người lớn. Các bé thường có nhu cầu được khen ngợi nhiều hơn bởi bố mẹ, thầy cô và những người xung quanh. Chính vì vậy, người lớn nên dành nhiều lời khen ngợi chân thành, trong quá trình học tập và rèn luyện để giúp con có động lực hơn nữa.

Trí tưởng tượng phong phú

Học sinh Tiểu học thường có tư duy mang tính trực quan. Trẻ chưa biết tự suy luận logic như người lớn, sẽ dễ đi lệch khỏi vấn đề và dựa vào mối liên hệ ngẫu nhiên để suy nghĩ. Vấn đề này sẽ được thay đổi dần trong quá trình trẻ được học tập một cách bài bản. Các con sẽ chuyển từ nhận thức bề nổi của các hiện tượng đến nhận thức bản chất của nó.

Đặc biệt, trí tưởng tượng của lứa tuổi Tiểu học phát triển phong phú hơn nhiều so với mầm non. Tuy nhiên, tưởng tượng của trẻ còn tản mạn, rời rạc và xa rời thực tế. Càng lớn hơn thì tưởng tượng của trẻ càng ngày sẽ càng hiện thực, đầy đủ và thực tế hơn.

Có sự thay đổi về tâm lý

Tâm lý học sinh Tiểu học thay đổi liên tục và chưa được bền vững. Trẻ thường có biểu hiện, thái độ bất thường trong cuộc sống hàng ngày. Đang khóc có thể cười ngay, hoặc đang vui lại quay sang giận dỗi. Học sinh Tiểu học vẫn còn rất hồn nhiên, vô tư và trẻ con nên sẽ có tâm lý như vậy. Vì thế, chỉ cần phụ huynh nắm bắt được sự thay đổi đó sẽ hiểu tâm lý của con hơn.

Phương pháp dạy dỗ phù hợp với đặc điểm tâm lý học sinh Tiểu học

Các bậc cha mẹ rất quan tâm đến quá trình dạy dỗ con ra sao cho phù hợp. Tuy nhiên, rất hoang mang khi con lên độ tuổi Tiểu học, sẽ có những đặc điểm thay đổi tâm lý học sinh. Dưới đây là một số lưu ý khi trẻ ở độ tuổi Tiểu học giúp bố mẹ có thêm kiến thức tham khảo.

Tâm sự cùng con nhiều hơn.

Phương pháp dạy dỗ phù hợp với các đặc điểm tâm lý học sinh Tiểu học
Phương pháp dạy dỗ phù hợp với các đặc điểm tâm lý học sinh Tiểu học

Để có thể hiểu tâm lý học sinh Tiểu học, thì cha  mẹ cần dành nhiều thời gian để trò chuyện với con hơn. Ngoài những lúc con đi học thì khi ở nhà, ba mẹ cần gần gũi để chia sẻ với con. Chỉ cần ba mẹ quan tâm hỏi han về chuyện trường lớp, học tập, chuyện bạn bè. Chắc chắn, con sẽ có cơ hội để chia sẻ. Phụ huynh cần biến mình trở thành một người bạn của con, để bé tin tưởng và dễ dàng thấu hiểu con hơn.

Chia sẻ và tâm sự với con về giới tính

Tiểu học là lứa tuổi quan trọng trong quá trình phát triển tâm sinh lý sau này. Chính vì vậy, thời điểm này sẽ thích hợp để phụ huynh chia sẻ với con về vấn đề giới tính. Đồng thời, cha mẹ nên dạy trẻ về các biện pháp bảo vệ cơ thể bản thân trước những kẻ xấu. Đặc biệt, là nạn xâm hại tình dục cũng là điều quan trọng cần được lưu ý. Cha mẹ nên cung cấp những thông tin về chủ đề này. Giúp bé hình thành nhận thức đúng về giới tính, biết bảo vệ bản thân.

Tạo điều kiện và môi trường tốt cho con giao tiếp với bạn bè

Việc tiếp theo các phụ huynh có con trong độ tuổi Tiểu học cần nắm bắt. Đó là tạo điều kiện thuận lợi để con giao tiếp với bạn bè, đây là kỹ năng quan trọng giúp con tự tin, chủ động, hòa đồng hơn trong cuộc sống. Trẻ sẽ có thêm nhiều người bạn để chia sẻ và cùng vui chơi giúp các con có một tuổi thơ vui vẻ và hồn nhiên đúng nghĩa.

Trẻ cần được hướng dẫn những kỹ năng cần thiết

  • Kỹ năng giao tiếp: Giao tiếp là chìa khóa giúp con thành công hơn trong cuộc sống. Thông thường những trẻ giao tiếp tốt sẽ hoạt ngôn, tự tin, giúp trẻ có kết quả học tập tốt hơn. Chính vì vậy, phụ huynh cần nói chuyện và chia sẻ với bé hàng ngày. Đồng thời, bố mẹ cần tạo điều kiện cho con giao tiếp, vui chơi với bạn bè nhiều hơn. 
Kỹ năng giao tiếp ứng xử của trẻ
Kỹ năng giao tiếp ứng xử của trẻ
  • Kỹ năng kiểm soát cảm xúc: Kỹ năng tiếp theo mà bố mẹ cần chuẩn bị cho trẻ ở độ tuổi tâm lý học sinh Tiểu học. Đây là kỹ năng kiểm soát cảm xúc, giúp trẻ làm quen với những tình huống khác nhau. Trẻ sẽ được hướng dẫn xử lý các tình huống đúng cách. 
  • Thuyết trình và làm việc nhóm: Kỹ năng cuối cùng dựa vào tâm lý học sinh Tiểu học, để điều chỉnh cho con kỹ năng thuyết trình và làm việc nhóm. Bố mẹ có thể dạy bé bằng cách làm mẫu và cho con bắt chước theo. Việc hình thành phát triển kỹ năng làm việc nhóm. Giúp trẻ hòa đồng và tự tin hơn, trẻ sẽ biết cách hợp tác với người khác tốt hơn.

Ở bài viết trên Fansipan School đã chia sẻ đến quý phụ huynh về những đặc điểm tâm lý học sinh Tiểu học cơ bản nhất. Giúp cha mẹ hiểu hơn về tâm lý học sinh và cảm xúc của trẻ ở giai đoạn này. Hy vọng từ những chia sẻ hữu ích trên. Phụ huynh sẽ có biện pháp hỗ trợ và giúp đỡ bé phát triển toàn diện hơn. 

Bên cạnh đó, quý phụ huynh đang quan tâm đến các chương trình học tại Fansipan School. Có thể liên hệ với phòng tuyển sinh của Fansipan School để nhận tư vấn. Đặt lịch tham quan trường thông qua hai hình thức sau:

Số điện thoại: 083.569.9339

Email: fansipanschool@gmail.com

Bài viết liên quan