Mách nhỏ cách phòng bệnh cho trẻ vào mùa đông giúp con ít ốm

Mùa đông thời tiết thay đổi thất thường, chính là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của nhiều loại vi khuẩn virus, khiến cơ thể mệt mỏi, đau ốm. Đặc biệt là trẻ em, sức đề kháng còn yếu nên rất nhạy cảm. Chính vì vậy, cha mẹ cần cẩn thận và có những cách phòng bệnh cho trẻ mùa đông.

Bệnh thường gặp ở trẻ khi mùa đông tới

Thời tiết mùa đông xuân, là điều kiện thuận lợi cho sự tồn tại trong môi trường của nhiều loại vi khuẩn, virus gây ra nhiều bệnh ở trẻ.

Một số bệnh trẻ dễ mắc phải vào mùa đông
Một số bệnh trẻ dễ mắc phải vào mùa đông

Bệnh viêm mũi

Khi trẻ bị nhiễm lạnh hoặc không khí quá khô sẽ dễ dẫn đến tình trạng bị viêm mũi. Bệnh thường xảy ra ở trẻ nhỏ khoảng từ 4 tháng – 8 tuổi. Đây là tình trạng niêm mạc mũi của trẻ bị viêm gây ngứa, tiết dịch trong. Viêm mũi nếu để lâu có thể dẫn đến nhiễm khuẩn gây chảy dịch mủ màu vàng hoặc màu xanh. Khi không được chăm sóc, điều trị đúng cách, sẽ khiến trẻ khó chịu, quấy khóc, mệt mỏi, chán ăn, ngủ không ngon giấc. Bệnh tái phát nhiều lần sẽ dẫn đến biến chứng khác như: viêm mũi họng, viêm phổi, viêm tai giữa…

Bệnh tiêu chảy

Tiêu chảy là loại bệnh trẻ trong độ tuổi từ 3 – 24 tháng hay mắc phải nhất vào mùa đông do virus Rota gây nên. Tiêu chảy thường kéo dài trong ba đến bảy ngày. Dẫn đến tình trạng chướng bụng, đau bụng, tiêu chảy, sốt, khiến trẻ mệt, chán ăn, bú kém. Nguyên nhân chính khiến trẻ tiêu chảy có thể là do ăn phải thức ăn bị nhiễm khuẩn hoặc mặc chưa đủ ấm, trẻ bị nhiễm lạnh, lạnh vùng bụng… Tiêu chảy rất dễ chữa, nhưng mẹ thường hay nhầm sang các bệnh khác như: sốt cảm lạnh, mọc răng. Sai lầm khi phán đoán sai sẽ làm bệnh có thể chuyển biến xấu. Gây nguy hiểm như: mất nước, mất muối, rối loạn điện giải. Nếu không chăm sóc bù nước và điện giải kịp thời dễ dẫn đến trụy tim mạch, thậm chí gây tử vong.

Bệnh cảm cúm

Bệnh cảm cúm hay xảy ra với trẻ vào mùa đông
Bệnh cảm cúm hay xảy ra với trẻ vào mùa đông

Cảm cúm là bệnh về đường hô hấp do vi khuẩn, virus gây ra. Bệnh rất dễ lây lan mà trẻ nhỏ hay mắc phải nhất vào mùa đông. Trẻ bị cảm cúm thường có biểu hiện như: ngứa họng, sổ mũi, ngạt mũi, hắt hơi, chảy nước mũi. Hiện tượng có thể rõ ràng lúc đầu, nhưng sau đó thường trở nên đặc hơn và biến màu vàng hoặc màu xanh lá cây.

Viêm VA quá phát

Bệnh này thường xảy ra với trẻ từ 6 tháng tuổi đến 4 tuổi, nhưng cũng có thể gặp ở trẻ lớn hơn. Trẻ bị sốt nhẹ hoặc có thể sốt cao hơn 39 độ C, chảy mũi lúc đầu là mũi trong, loãng, nhưng càng về sau thường chảy mũi nhầy, mủ. Ngoài ra, có thể thấy trẻ khi bị nhiễm bệnh rất hay mệt mỏi, biếng ăn, quấy khóc, hơi thở hôi.

Bệnh viêm  phế quản

Viêm phế quản ở trẻ nếu không điều trị đúng cách có thể dẫn tới tử vong
Viêm phế quản ở trẻ nếu không điều trị đúng cách có thể dẫn tới tử vong

Viêm phế quản là bệnh hô hấp rất hay gặp ở trẻ nhỏ. Bệnh xuất hiện cao nhất là vào mùa đông và có thể xảy ra ở bất cứ lứa tuổi nào. Ban đầu hiện tượng thường thấy nhất là trẻ ho, nếu do virus sẽ chảy nước mũi trong, do vi khuẩn sẽ chảy nước mũi vàng, xanh, trẻ có thể sốt vừa hoặc cao.

Thông thường, trẻ có thể xuất hiện ho ngày một kéo dài. Ban đầu có thể ho khan hoặc ho có đờm, nếu được chăm sóc tốt trẻ sẽ sớm khỏi trong vòng 7 ngày. Nhưng nếu tình trạng này kéo dài mà không được chăm sóc và điều trị đúng cách. Dẫn tới nhiều hậu quả như: khiến trẻ thở khò khè, thở khó khăn, viêm phổi, suy hô hấp. Biến chứng bội nhiễm vi trùng gây viêm phế quản phổi có thể dẫn đến tử vong.

Một số biện pháp phòng bệnh cho trẻ vào mùa đông hữu hiệu

Cách phòng bệnh cho trẻ khi mùa đông tới
Cách phòng bệnh cho trẻ khi mùa đông tới

Mùa đông, thời tiết lạnh, ẩm, mưa thất thường là những yếu tố ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe của trẻ. Hệ miễn dịch của trẻ còn non yếu và chưa hoàn thiện nên rất dễ nhiễm bệnh hơn người lớn. Vì vậy, cha mẹ chăm sóc trẻ đúng cách để con ít ốm, khỏe mạnh hơn trong những ngày này. Sau đây sẽ là một số biện pháp có thể áp dụng để giúp trẻ phòng bệnh vào mùa đông:

Tiêm vaccine cho trẻ đầy đủ

Cha mẹ có thể giúp bảo vệ con mình khỏi một số loại virus và vi khuẩn, bằng cách đảm bảo rằng trẻ đã được tiêm chủng đầy đủ, đúng lịch. Tiêm vacxin cúm hàng năm khi được 6 tháng tuổi.

Giữ ấm cơ thể cho trẻ

Thời tiết lạnh giá dễ làm trẻ mắc bệnh hơn bình thường. Vì thế cách phòng bệnh cho trẻ mùa đông hiệu quả nhất là phải giữ ấm tốt, nhất là hai bàn chân, ngực, cổ và đầu. Ban đêm nhiệt độ thường xuống thấp, việc giữ cho trẻ lại càng quan trọng hơn. Cha mẹ cần mặc nhiều áo để giữ ấm cho trẻ.

Nhiệt độ phòng của trẻ nên duy trì ở 25 – 28 độ C, thoáng nhưng tránh có gió lùa. Có thể sử dụng điều hòa, đèn sưởi, quạt sưởi. Không được sử dụng bếp than vì khí CO2 có thể gây độc cho trẻ.

Giữ ấm cơ thể cho trẻ vào mùa đông
Giữ ấm cơ thể cho trẻ vào mùa đông

Cho trẻ tham gia hoạt động ngoài trời hợp lý

Thông thường vào mùa đông, với tâm lý sợ trẻ lạnh khi ra ngoài, nên suốt thời gian trong ngày trẻ đều ở trong phòng kín. Thậm chí, có trẻ tới vài ngày không ra ngoài trời, đây là việc làm hoàn toàn phản khoa học và có thể gây những tác hại không mong muốn. Khi ở trong phòng lâu ngày sẽ khiến trẻ dễ mắc bệnh hơn. Con cần được hoạt động, vận động ngoài trời, để tăng khả năng thích nghi với thời tiết, tăng sức đề kháng. Phòng tránh được nhiều bệnh dễ lây nhiễm vào mùa đông.

Giữ môi trường trong lành

Cách phòng bệnh cho trẻ mùa đông hiệu quả không thể bỏ qua việc vệ sinh môi trường sống sạch sẽ, việc này nhằm hạn chế những bệnh gây ra do virus, vi khuẩn. Vi khuẩn tồn tại ngay ở những vật trung gian như: đồ chơi, cốc uống nước, bàn, ghế ngồi. Do đó, cha mẹ cần tạo cho con thói quen rửa tay bằng xà phòng hàng ngày, nhất là sau khi đi học, đi chơi về để đảm bảo con luôn được vệ sinh sạch sẽ.

Giữ môi trường trong lành
Giữ môi trường trong lành

Bổ sung đủ chất dinh dưỡng cho trẻ

Biện pháp phòng bệnh cho trẻ mùa đông hiệu quả nhất, chính là tăng sức đề kháng cho con. Các mẹ cần xây dựng thực đơn với những món ăn giàu canxi, vitamin. Bữa ăn của trẻ phải được đảm bảo đủ chất dinh dưỡng. Một bữa ăn của con nên được bổ sung thêm hoa quả, sữa chua. Tăng cường thêm thực phẩm hỗ trợ có chứa khoáng chất và vitamin cần thiết như: kẽm, crom, selen. Chất có tác dụng nâng cao sức đề kháng, kích thích trẻ ăn uống ngon miệng, tăng khả năng hấp thu dưỡng chất.

Bên trên là những chia sẻ mà Fansipan School muốn gửi tới quý phụ huynh về cách phòng bệnh cho trẻ mùa đông, đây là những biện pháp mà cha mẹ cần đặc biệt lưu ý, để chăm sóc cho trẻ vào mùa đông này. Hy vọng với những thông tin hữu ích trên, có thể giúp phụ huynh có thêm kiến thức để bảo vệ sức khỏe cho con mình tốt nhất .

Bài viết liên quan