Những cách phòng bệnh cho trẻ khi giao mùa mà cha mẹ nên biết

Thời điểm giao mùa, thời tiết thay đổi đột ngột làm ảnh hưởng tới sức khỏe, đặc biệt là trẻ em, khi sức đề kháng của con còn non yếu. Chính vì vậy, việc nắm vững kiến thức phòng bệnh cho trẻ khi giao mùa là vô cùng cần thiết. Fansipan School xin gợi ý cho quý phụ huynh những cách phòng bệnh cho trẻ hiệu quả nhất ngay sau đây.

Những đối tượng dễ mắc bệnh khi thời tiết giao mùa

Những đối tượng dễ mắc bệnh khi thời tiết giao mùa
Những đối tượng dễ mắc bệnh khi thời tiết giao mùa

Giao mùa thời tiết và độ ẩm không khí thay đổi liên tục khiến cơ thể không kịp thích ứng, tạo điều kiện cho virus, vi khuẩn gây bệnh hoạt động mạnh. Những đối tượng dễ mắc bệnh thời kỳ giao mua kể đến như:

  • Trẻ em: Với trẻ nhỏ hệ miễn dịch chưa hoàn thiện nên sức đề kháng yếu, rất dễ bị nhiễm bệnh trong thời điểm giao mùa. Trẻ khi mắc bệnh dễ diễn biến nặng hơn người lớn rất nhiều.
  • Người lớn tuổi: Người lớn tuổi thường có sẵn các bệnh lý mạn tính như bệnh lý hô hấp, tăng huyết áp, tim mạch… làm hệ miễn dịch suy yếu. Chính vì vậy, bệnh gặp ở người cao tuổi thường nặng hơn người trẻ rất nhiều. Thay đổi thời tiết dễ làm bộc phát bệnh lý có sẵn ở người lớn tuổi.
  • Phụ nữ mang thai: Khi mắc bệnh trong 3 tháng đầu của thai kỳ rất dễ bị dị tật cho thai nhi. Ngay cả khi mắc bệnh, thai phụ cũng thường ngại uống thuốc vì sợ ảnh hưởng đến con, khiến tình trạng bệnh kéo dài và cơ thể mệt mỏi. Vậy nên, việc phòng bệnh là ưu tiên hàng đầu với thai phụ.

Các bệnh trẻ thường hay gặp khi thời tiết thay đổi

Nhiệt độ thay đổi đột ngột làm cho hệ miễn dịch của trẻ vốn đã yếu nay càng yếu hơn. Ngoài ra, khí hậu nóng, ẩm thấp là điều kiện thuận lợi để các virus gây bệnh bộc phát và lan nhanh hơn. Những bệnh trẻ thường hay gặp như:

Bệnh cảm cúm

Bệnh cảm cúm thường xuyên xảy ra với trẻ
Bệnh cảm cúm thường xuyên xảy ra với trẻ

Thời tiết giao mùa, khí hậu thay đổi thất thường, làm sức đề kháng của trẻ suy yếu dễ mắc cảm cúm. Khi bệnh, trẻ có thể sốt một cách đột ngột (>38,5 độ ) hoặc kèm theo với run, ớn lạnh hoặc cơ thể đau nhức, mệt mỏi và ho khan. Sau khi xuất hiện những triệu chứng này, trẻ có thể sẽ bị đau họng nghẹt mũi và tiếp tục ho.

Thông thường, cảm cúm không quá nghiêm trọng và có thể tự khỏi trong vòng 1 tuần. Tuy nhiên, bệnh này thường gây ảnh hưởng tới sức khỏe, trường hợp nặng có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm.

Viêm đường hô hấp trên

Bệnh viêm đường hô hấp trên xảy ra với trẻ khi giao mùa
Bệnh viêm đường hô hấp trên xảy ra với trẻ khi giao mùa

Những bệnh lý rất thường thấy ở trẻ khi thời tiết giao mùa đó là viêm đường hô hấp trên. Bệnh lý thường lây truyền qua nước bọt, tiếp xúc tay và các đồ dùng để ăn uống. Trẻ thường có hiện tượng sốt, ho, chảy nước mũi, hắt xì hơi liên tục. Hầu hết trẻ bị viêm đường hô hấp trên nhẹ chỉ kéo dài vài ba ngày là tự khỏi. Tuy nhiên, có một số trẻ bị viêm đường hô hấp nặng, nhưng không có hiện tượng sốt hoặc sốt không cao, kèm theo sốt trẻ sẽ ho, khó chịu, quấy và kèm theo ngủ kém.

Tiêu chảy cấp

Khi giao mùa trẻ trẻ rất hay mắc bệnh tiêu cháy cấp
Khi giao mùa trẻ trẻ rất hay mắc bệnh tiêu cháy cấp

Đối với trẻ em thì tiêu chảy cấp thường là do virus, vi khuẩn hoặc ký sinh trùng gây ra. Trong đó Rotavirus là nguyên nhân phổ biến nhất gây nên tiêu chảy cấp, có thể khiến tử vong ở trẻ nhỏ. Đây là virus có khả năng tồn tại lâu dài trong môi trường, có thể sống hàng giờ ở trên bàn tay và trên các bề mặt rắn. Đặc biệt, Rotavirus có thể gây ra bệnh khi sống trong phân 1 tuần.

Bệnh này gặp nhiều nhất ở trẻ em dưới 5 tuổi. Những biểu hiện điển hình khi trẻ mắc tiêu chảy cấp như: tiêu chảy, nôn ói, đau bụng, dễ mất nước, nếu không được chăm sóc đúng cách và điều trị kịp thời có thể dẫn đến trụy mạch rồi tử vong.

Viêm tai giữa

Viêm tai giữa trẻ thường gặp vào thời tiết giao mùa
Viêm tai giữa trẻ thường gặp vào thời tiết giao mùa

Viêm tai có khả năng xảy ra trong mùa đông nhiều hơn các mùa khác. Những thay đổi về khí hậu, đặc biệt là khi không khí lạnh, sẽ tăng khả năng trẻ bị viêm tai cấp tính. Hiện tượng thấy đau tai, khó nghe, chảy dịch ở tai, sốt cao, thậm chí là buồn nôn sẽ xảy ra với trẻ.

Phụ huynh cần làm gì để phòng bệnh cho trẻ khi giao mùa hiệu quả

Hầu hết các bệnh mắc phải khi thay đổi thời tiết đều diễn biến lành tính, ít gây biến chứng nếu cha mẹ biết chăm sóc và theo dõi đúng cách. Nhằm phòng các bệnh cho trẻ, cũng như cách chăm sóc trẻ khi mắc bệnh, dưới đây là cách phòng bệnh cho trẻ khi giao mùa mà cha mẹ cần biết.

Giữ gìn vệ sinh sạch sẽ

Giữ gìn vệ sinh sạch sẽ cho trẻ khi thời tiết giao mùa
Giữ gìn vệ sinh sạch sẽ cho trẻ khi thời tiết giao mùa

Cách phòng bệnh cho trẻ khi giao mùa đầu tiên phụ huynh cần lưu ý đó là giữ gìn vệ sinh sạch sẽ cho bé hàng ngày. Khi môi trường vệ sinh kém, ẩm thấp sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn hoặc virus gây ra các bệnh giao mùa như: viêm phế quản, viêm họng, viêm mũi… Chính vì vậy, cha mẹ nên chú ý thường xuyên vệ sinh sạch sẽ đồ đạc, nhà cửa và giường chiếu cho bé để phòng bệnh hiệu quả. Bên cạnh đó, cha mẹ cũng nên hướng dẫn bé thói quen rửa tay sạch sẽ trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh, khi tiếp xúc với động vật…

Chế độ ăn đảm bảo và nghỉ ngơi phù hợp

Chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng
Chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng

Một trong những cách phòng bệnh cho trẻ khi giao mùa hiệu quả nhất chính là đảm bảo chế độ dinh dưỡng khoa học và nghỉ ngơi hợp lý, nhằm tăng cường hệ miễn dịch cùng sức đề kháng tốt nhất. Nếu chế độ ăn uống không đảm bảo sẽ khiến trẻ cảm thấy mệt mỏi, hệ miễn dịch kém và rất dễ bị các loại virus, vi khuẩn xâm nhập. Đối với những trẻ đang bú mẹ nên duy trì đủ 6 tháng đầu và bổ sung các nhóm chất đạm, vitamin, chất béo, khoáng chất cần thiết.

Ngoài ra, phụ huynh nên tập cho trẻ có thói quen ăn nhiều rau quả, uống nước ép trái cây, nhằm bổ sung vitamin A, vitamin nhóm B. Vitamin C cũng góp phần rất quan trọng tăng cường hệ miễn dịch của con.

Tiêm phòng đầy đủ cho trẻ

Đảm bảo trẻ được tiêm phòng đầy đủ
Đảm bảo trẻ được tiêm phòng đầy đủ

Kiểm tra lịch chích ngừa cho bé đầy đủ cũng là cách phòng bệnh cho trẻ giao mùa hiệu quả mà cha mẹ cũng cần lưu ý. Tiêm phòng là biện pháp thiết lập hệ miễn dịch chủ động, giúp cơ thể học cách chống lại các bệnh nguy hiểm.  Những mũi tiêm giúp trẻ phòng tránh được các bệnh khi giao mùa phổ biến như: Sởi, ho gà, cúm, viêm phổi do phế cầu, rubella… 

Mặc quần áo phù hợp cho trẻ

Một trong những cách phòng bệnh hiệu quả cho trẻ mà cha mẹ cần lưu ý đó là lựa chọn quần áo phù hợp theo thời tiết. Nếu là mùa hè nên ưu tiên lựa chọn cho con những trang phục thoáng mát và có khả năng thấm hút tốt. Đối với mùa đông cần giữ ấm cho trẻ, đặc biệt khi đi ra ngoài cần mặc áo khoác, quàng khăn và mũ ấm. Khi bé ngủ cần đảm bảo giữ ấm cổ và bụng bởi đây là những bộ phận vô cùng nhạy cảm.

Tích cực cho bé tham gia những trò chơi vận động

Tích cực cho con tham gia các trò chơi vận động
Tích cực cho con tham gia các trò chơi vận động

Để phòng bệnh cho trẻ khi giao mùa cha mẹ cũng nên chú ý cho trẻ tham gia vào những trò chơi vận động hàng ngày. Khi vận động sẽ giúp trẻ tăng cường hệ miễn dịch, phòng tránh bệnh hiệu quả khi thời tiết giao mùa. Tuy nhiên, cần lưu ý vào mùa hè nên cho bé vui chơi ngoài trời khi chiều mát để tránh sốc nhiệt. Vào mùa đông, khi nhiệt độ quá thấp phụ huynh cần hạn chế cho con ra ngoài sẽ rất dễ bị bệnh.  

Khi nắm rõ những cách phòng bệnh cho trẻ khi giao mùa ở trên sẽ giúp bé yêu luôn được khỏe mạnh và phát triển tốt nhất. Đừng quên thường xuyên đón đọc các bài viết mới nhất tại cẩm nang phụ huynh từ Fansipan School để có những kiến thức hữu ích nhất khi chăm sóc con yêu nhé!

Bài viết liên quan