Những thay đổi tâm lý tuổi học sinh THCS

Thay đổi trong hoạt động và tương tác xã hội

Học sinh THCS là độ tuổi có sự thay đổi về tâm sinh lý rất nhiều nên cần gia đình và nhà trường hiểu rõ để đồng hành cùng các em. Vậy phải làm thế nào để hiểu học sinh cấp 2? Bài viết dưới đây Fansipan School sẽ giới thiệu một số cách để hiểu tâm lý học sinh THCS mà phụ huynh và giáo viên có thể tham khảo.

Tâm lý học sinh THCS thế nào?

Độ tuổi học sinh THCS là giai đoạn phát triển của trẻ từ 12-15 tuổi. Lứa tuổi này có vị trí rất quan trọng trong quá trình hình thành, phát triển của trẻ sau này. Các em sẽ có sự phát triển nhảy vọt về mọi mặt như: thể chất, tình cảm, trí tuệ, tinh thần và đạo đức… Ngoài hoàn cảnh sống, cách nuôi dạy cũng mang lại hướng phát triển cùng nhận thức khác nhau cho các em. Vì vậy, hiểu rõ đặc điểm của giai đoạn phát triển tâm lý học sinh THCS, giúp chúng ta có cách đối xử và giáo dục để các em có một nhân cách toàn diện.

Sự phát triển mạnh mẽ về thể chất và tâm lý học sinh THCS

Phát triển thể chất và tâm lý học sinh THCS
Phát triển thể chất và tâm lý học sinh THCS

Nguyên nhân của sự phát triển thể chất và tâm lý học sinh THCS mạnh mẽ chính là hiện tượng dậy thì. Hiện nay, với điều kiện dinh dưỡng càng đảm bảo, quá trình dậy thì diễn ra ngày càng sớm hơn. Đối với bạn gái, giai đoạn này được tính từ thời điểm xuất hiện kinh nguyệt, trong khi đối với bạn trai được tính từ lần xuất tinh đầu tiên. Những thay đổi này phải kể đến như:

  • Phát triển nhảy vọt về chiều cao và cân nặng, nhưng các em thường nhanh mệt và hoạt động không được bền bỉ.
  • Hệ xương phát triển mạnh nhưng không đều, làm các em hoạt động lúng túng và vụng về. Dẫn đến không thoải mái và thiếu tự tin khi hoạt động
  • Hệ tim mạch phát triển không cân đối gây rối loạn tuần hoàn máu, làm các em thường xuyên có cảm giác mệt mỏi, nhức đầu, dễ bực tức.
  • Mất cân đối giữa các giác quan và ngôn ngữ gây chậm nói, khó trình bày và lúng túng khi trả lời.

Thay đổi trong hoạt động và tương tác xã hội

Thay đổi trong hoạt động và tương tác xã hội
Thay đổi trong hoạt động và tương tác xã hội

Đối với tâm lý học sinh THCS thì hoạt động và tương tác xã hội có rất nhiều điều đáng quan tâm. Các mối quan hệ giao tiếp có ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý các em trong giai đoạn này.

Giao tiếp với người lớn

Khi nhận thức và hành xử của người lớn không theo kịp sự phát triển nhanh, nhưng bất ổn về tâm lý của các em. Chắc chắn quá trình giao tiếp giữa các em và người lớn xảy ra xung đột có lẽ là vấn đề thường xuyên diễn ra. Chính vì vậy để giải quyết vấn đề này hiệu quả, chính là nên xây dựng mối quan hệ bạn bè, tôn trọng và tin tưởng. Với các em khi bố mẹ có thể trở thành những người bạn điều này các em dễ trải lòng và đồng cảm hơn rất nhiều.

Giao tiếp với bạn bè

Tìm hiểu tâm lý học sinh THCS qua giao tiếp
Tìm hiểu tâm lý học sinh THCS qua giao tiếp

Đối với giai đoạn này, tâm lý học sinh sẽ có sự bất hoà với bạn bè và thiếu thốn tình bạn thân được xem là bi kịch cá nhân. Sự phê bình thẳng thắn của tập thể, bạn bè là tình huống khó chịu nhất và bị bạn bè tẩy chay là hình phạt nặng nề nhất.

Những phẩm chất quan trọng trong tình bạn phải kể đến như: bình đẳng, giúp đỡ lẫn nhau, tính trung thực. Các em quan niệm bạn bè thì phải hiểu nhau, đồng cảm, cởi mở, đồng điệu về giá trị cá nhân và quan điểm sống. Tất cả mối quan hệ bạn bè vì thế sẽ được tự xây dựng nên bởi “bộ luật tình bạn” mà các em đề ra.

Phát triển nhận thức và nhân cách

Đặc điểm tiếp theo ở độ tuổi THCS mà chúng ta chứng kiến là sự phát triển cao hơn về nhận thức cũng như nhân cách của học sinh.

Nhận thức ở độ tuổi THCS

Nhận thức ở lứa tuổi THCS
Nhận thức ở lứa tuổi THCS

Ở giai đoạn này các em có khả năng phân tích, tư duy phát triển hơn. Các em muốn độc lập, giải quyết vấn đề theo những quan điểm riêng, không dễ tin và chấp nhận ý kiến của người khác. Các em luôn muốn tranh luận, chứng minh để xác thực vấn về rõ ràng.

Khả năng ghi nhớ của các em trong giai đoạn này có sự gia tăng về tốc độ cùng khối lượng, các em sẽ dần có tính chủ định hơn. Về ngôn ngữ, một số em thích dùng những từ ngữ cầu kỳ, bóng bẩy nhưng sáo rỗng. Các em cũng cần rèn luyện thêm để tăng khả năng suy nghĩ có tính độc lập hơn.

Nhân cách sống ở độ tuổi vị thành niên

Điểm đặc biệt của học sinh THCS độ tuổi này là sự tự ý thức phát triển mạnh mẽ. Các em quan tâm nhiều hơn đến nội tâm, biết tự so sánh mình với người khác. Tuy nhiên, khả năng tự đánh giá của các em thường chưa phù hợp với nhu cầu đó. Giai đoạn này các em đã biết tự giáo dục bản thân thông qua việc thúc đẩy bản thân thực hiện những nhiệm vụ, kế hoạch tự đề ra trong việc học tập và rèn luyện.

Nhân cách sống độ tuổi vị thành niên
Nhân cách sống độ tuổi vị thành niên

Những cách để hiểu tâm lý học sinh THCS

Thực tế, để thấu hiểu được tâm lý học sinh THCS là điều không dễ dàng. Phụ huynh và giáo viên cần phải có sự mềm mỏng và linh hoạt theo hoàn cảnh. Nếu đang băn khoăn về vấn đề này hãy cùng tìm hiểu thông qua một số biện pháp sau đây:

Trang bị kiến thức sâu rộng

Sự phát triển của mỗi học sinh THCS là hoàn toàn khác nhau. Tuy nhiên, đều sẽ trải qua những sự thay đổi tâm lý học sinh tuổi vị thành niên. Chính vì vậy, việc tìm hiểu và trang bị cho mình những kiến thức sâu rộng là vô cùng quan trọng. Không chỉ phụ huynh mà giáo viên cũng cần nắm vững mới mang lại hiệu quả giáo dục tốt nhất cho học sinh.

Đặt mình vào vị trí của học sinh THCS

Đôi lúc người lớn sẽ rất khó hiểu hoặc dễ nổi cáu trước những hành xử của con trẻ giai đoạn tuổi này. Nhưng hãy cố gắng đặt mình vào vị trí của con hoặc hãy làm người bạn để con có thể tin tưởng. Khi đó con trẻ sẽ tâm sự những chuyện thầm kín nhất giúp bạn dễ dàng đồng hành cùng con trong mọi vấn đề của cuộc sống.

Quan tâm đúng mực

Sự quan tâm của cha mẹ rất quan trọng đối với tâm lý học sinh THCS
Sự quan tâm của cha mẹ rất quan trọng đối với tâm lý học sinh THCS

Đối với trẻ vị thành niên, nếu không có sự quan tâm của gia đình và thầy cô thì rất có thể các em sẽ rơi vào những vấn đề tâm lý. Để lâu nữa sẽ dễ khiến các em suy nghĩ nhiều dẫn đến trầm cảm, tự ti hoặc quá khích và nổi loạn. Đặc biệt, đối với những sở thích của mình, nếu có người hiểu hoặc tôn trọng sở thích của các em. Chắc chắn, việc trò chuyện sẽ dễ dàng hơn rất nhiều so với việc các em cảm  thấy không ai hiểu mình cả.

Tìm người bạn tốt cho con

Một người thầy giỏi, một cha mẹ thấu hiểu đôi khi chưa đủ và cũng chưa phải là nơi để con dễ dàng dốc lòng tâm sự. Nếu là một người bạn có cùng chí hướng, chắc chắn sẽ dễ dàng cùng con tiến bộ hơn. Chính vì thế, việc để ý những gia đình hoặc lớp học của con có bạn tốt cũng là việc nên làm. Không chỉ dừng lại ở tâm lý học sinh THCS, mà còn trong suốt quá trình phát triển và học tập của con sau này.

Bài viết bên trên, là những thông tin mà Fansipan School muốn gửi đến quý phụ huynh về tâm lý học sinh THCS. Hy vọng với những thông tin hữu ích trên có thể giúp các bậc phụ huynh và thầy cô giáo tham khảo. Mục đích để hiểu các con hơn, từ đó đồng hành giúp các em vượt qua giai đoạn “khủng hoảng” tuổi vị thành niên này một cách dễ dàng.

Bài viết liên quan